e magazine
15/11/2020 08:15
Cần có nhiều biện pháp an toàn hơn cho công nhân xây dựng

15/11/2020 08:15

Tai nạn lao động từ trước đến nay luôn là nỗi ám ảnh đối với người lao động làm việc tại công trường, nhà xưởng, thường xuyên tiếp xúc với máy móc… Đặc biệt, người lao động tự do, không có hợp đồng lao động khi bị tai nạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Chính vì vậy cần có nhiều biện pháp, hướng giải quyết để hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho họ.

Cần có nhiều biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân xây dựng

Tai nạn lao động từ trước đến nay luôn là nỗi ám ảnh đối với người lao động làm việc tại công trường, nhà xưởng, thường xuyên tiếp xúc với máy móc… Đặc biệt, người lao động tự do, không có hợp đồng lao động khi bị tai nạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Chính vì vậy cần có nhiều biện pháp, hướng giải quyết để hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho họ.

Cần có nhiều biện pháp an toàn hơn cho công nhân xây dựng

tai nạn lao động nghiêm trọng

M

ới đây, ngày 12/11/2020 tại đường Cống Lở, phường 15, quận Tân Bình, TP HCM đã xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến cho 3 người công nhân xây dựng bị thương phải nhập viện. Cụ thể, giàn giáo xây dựng căn nhà 6 tầng ở quận Tân Bình bất ngờ đổ sập khiến ba người đang làm việc rơi xuống đất chấn thương từ độ cao khoảng 7 mét.

Các nạn nhân được mọi người đưa vào Bệnh viện quận 12 cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Nhưng sau đó họ được các bác sĩ chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 tiếp tục điều trị. Chủ đầu tư công trình xây dựng trên đã bị xử phạt hành chính về lỗi tổ chức thi công xây dựng che chắn không đảm bảo và để rơi vãi vật liệu. Bên cạnh đó, tòa nhà đã buộc ngừng thi công để khắc phục lỗi vi phạm trên.

Cần có nhiều biện pháp an toàn hơn cho công nhân xây dựng

Người lao động xây dựng cần được trang bị đồ bảo hộ.

Vụ tai nạn lao động trên như một hồi chuông cảnh báo tiếp tục cho công nhân xây dựng nói riêng, người lao động làm trong môi trường nguy hiểm nói chung. Từ đó, vấn đề an toàn cho công nhân xây dựng tại các công trình xây dựng lại càng cần được đảm bảo và quan tâm nhiều hơn.

Anh Nguyễn Huệ (là công nhân xây dựng) thường xuyên làm việc với giàn giáo, độ cao nên hiểu rất rõ những nguy hiểm từ công việc này. Rất ít người lao động được tập huấn an toàn, họ chỉ biết tự bảo vệ mình bằng đồ bảo hộ đơn giản như mũ, găng tay…

“Người thân trong gia đình tôi luôn nhắc phải cẩn thận khi làm việc. Bởi môi trường làm việc của tôi thường xuyên ở trên cao, độ nguy hiểm lớn. Mới đầu vào nghề, bản thân tôi cũng sợ lắm. Nhưng làm nhiều thành quen, bản thân chỉ có thể cố gắng cẩn thận”, anh Huệ nói.

Cần có nhiều biện pháp an toàn hơn cho công nhân xây dựng

tập huấn an toàn ch0 công nhân xây dựng

Không chỉ ở TP HCM mà các tỉnh lân cận cũng xảy ra tai nạn lao động từ công trình xây dựng đặc biệt nghiêm trọng như tại Long An cuối tháng 8/2020 khiến 2 người chết, 6 người bị thương. Theo đó, 10 giờ 45 ngày 28/8, nhiều công nhân tiến hành thi công sàn khu nhà phố cao tầng liền kề tại ấp Mới 1, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa. Tại đây có khoảng 20 căn, mỗi căn có chiều ngang 4 m x chiều dài 10 m, bất ngờ, tấm đan cùng giàn giáo đổ sập khiến nhiều công nhân bên trong không kịp chạy thoát ra ngoài.

Tại Bình Dương, tai nạn lao động nghiêm trọng nhất là vụ sập cẩu tháp xảy ra ngày 22/2/2020 ở công trình xây dựng trong Khu công nghiệp Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Theo đó, vụ tai nạn khiến 3 người tử vong tại hiện trường, 2 người khác bị thương nặng.

Cần có nhiều biện pháp an toàn hơn cho công nhân xây dựng

Tai nạn lao động tại Bàu Bàng, Bình Dương.

Theo số liệu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong 6 tháng đầu năm 2020, những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là lĩnh vực xây dựng chiếm 23,24% tổng số vụ tai nạn và 28,71% tổng số người chết; lĩnh vực dịch vụ chiếm 12,35% tổng số vụ và 13,64% tổng số người chết. Ngoài ra, lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác khoáng sản chiếm 10,08% tổng số vụ và 10,2% tổng số người chết; lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 9,22% tổng số vụ và 8,93% tổng số người chết. Còn lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm 8,11% tổng số vụ và 8,26% tổng số người chết.

Cần có nhiều biện pháp an toàn hơn cho công nhân xây dựng

Lao động trong ngành Xây dựng dễ bị tổn thương.

Những người bị tai nạn lao động kể trên hầu như đều không nằm trong quan hệ lao động, không có hợp đồng lao động, không được tập huấn an toàn lao động trước khi làm việc. Vấn đề đặt ra là người lao động làm việc trong môi trường xây dựng rất nguy hiểm, nhưng chế độ và quyền lợi lại không được đảm bảo.

Theo TS.BS Trịnh Hồng Lân - Phân Viện trưởng Phân viện An toàn vệ sinh lao động miền Nam, người lao động làm việc tại công trường xây dựng sẽ chịu nhiều thiệt thòi và không đảm bảo an toàn lao động. Nhiều chủ sử dụng lao động không ký hợp đồng và không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với họ. Vì vậy, người lao động làm việc tại công trường xây dựng cần được tập huấn về an toàn lao động miễn phí. Các cơ quan có thẩm quyền cần đưa việc huấn luyện an toàn lao động là bắt buộc đối với người sử dụng lao động, ngay cả với trường hợp không ký hợp đồng lao động với người lao động.

Bài: HOÀI THƯƠNG

Ảnh: H.T
Đồ họa: Russia

Xem phiên bản di động