
Cụ thể, trưa 24/5, tại khu di tích Đại Nội Huế, một sự cố nghiêm trọng xảy ra khi ông Hồ Văn Phương Tâm (42 tuổi, quê Thừa Thiên Huế) đã xâm nhập trái phép khu vực trưng bày ngai vàng tại điện Thái Hòa và gây hư hại nghiêm trọng đến hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.
Theo thông tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, ông Tâm mua vé vào tham quan Đại Nội như các du khách khác nhưng có biểu hiện bất thường khi đến điện Thái Hòa. Mặc dù được nhân viên hướng dẫn và lực lượng bảo vệ yêu cầu rời khỏi khu vực, ông này quay lại, vượt qua hàng rào cao khoảng một mét, trèo lên ngai vàng và dùng lực bẻ gãy phần tay vịn bên trái. Vụ việc diễn ra trước sự chứng kiến của nhiều người và nhanh chóng được lực lượng an ninh can thiệp, khống chế đối tượng, bàn giao cho công an phường Đông Ba để xử lý theo quy định.
Ngai vàng triều Nguyễn được làm bằng gỗ quý, sơn son thếp vàng, là ngai vàng duy nhất còn được bảo tồn nguyên vẹn tại Việt Nam. Sau sự cố, hiện vật đã được di chuyển về khu bảo quản để đánh giá mức độ hư hại và tiến hành phục chế. Trong thời gian chờ đợi, bản sao ngai vàng được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đưa vào trưng bày thay thế nhằm đảm bảo trải nghiệm tham quan của du khách không bị gián đoạn.
Công an TP Huế xác nhận ông Tâm có tiền sử cai nghiện bắt buộc tại TP.HCM và gần đây trở về Huế nhưng không có nơi cư trú ổn định.Theo thông tin mới nhất, người đàn ông này âm tính với ma túy. Song, người này có dấu hiệu loạn thần, cơ quan chức năng đã tiến hành trưng cầu giám định tâm thần để làm rõ tình trạng của đối tượng trước khi xử lý theo quy định pháp luật.
Theo thông tin ban đầu của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế, khi ông Tâm có dấu hiệu bất thường, có hai nhân viên bảo vệ xuất hiện. Trung tâm viện dẫn vì sợ đối tượng kích động làm hỏng các hiện vật cổ nên các nhân viên không thể can thiệp nhanh. Điều này gây tranh cãi trong dư luận vì rõ ràng, bảo vật quốc gia đã không được bảo vệ tốt dẫn đến tình trạng trên.
Tất nhiên, trường hợp như ông Tâm là cá biệt. Nhưng, để bảo tồn bảo vật quốc gia, người ta cần nhiều kịch bản và giải pháp xử lý được chuẩn bị từ trước hơn. Trong clip, thấy rõ, 2 nhân viên bảo vệ xuất hiện ở hiện trường có phần lúng túng trong quyết định. Và rất khó để trách những quyết định của họ trong tích tắc nếu như họ không được trao quyền cũng như tập huấn những nguyên tắc nền tảng từ trước. Tức là, bảo vệ không nghiêm không phải nằm ở 2 nhân viên có mặt ở hiện trường. Mà đó là tư duy quản lý, bảo vệ, khai thác của cơ quan chức năng trực tiếp đang quản lý bảo vật- ở đây là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Trước đó, năm ngoái, vụ cháy ở chùa Phổ Quang (Phú Thọ) làm hỏng bệ đá hoa sen từ thời Trần- bảo vật quốc gia- cũng đã khiến dư luận bức xúc và đặt những câu hỏi về quản lý bảo vật. Xa hơn, năm 2018, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã làm sạch bức tranh Vườn xuân Trung Nam Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí - cũng một bảo vật quốc gia. Công cuộc “vệ sinh” quốc bảo khiến bức tranh bị hư hại tới độ không thể khắc phục được tình trạng nguyên bản.
Nói thế để thấy, việc một người có thể tâm thần không ổn định bẻ gãy ngai vàng triều Nguyễn có từ thời vua Gia Long không phải là trường hợp cá biệt. Và hai người bảo vệ có mặt ở hiện trường không thể là những người duy nhất mắc lỗi trong tình huống đặc biệt nghiêm trọng này. Tình trạng cứ thi thoảng quốc bảo bị xâm hại, bị tàn phá bởi thiên tai và nhân tai lặp lại nhiều lần. Điều này không chỉ đòi hỏi những cơ quan, đơn vị hay cơ sở thờ tự sở hữu các bảo vật cần cẩn trọng hơn mà còn là yêu cầu bức thiết với cơ quan quản lý di sản phải có bộ tiêu chuẩn rõ ràng hơn, thống nhất từ đầu chí cuối để tình trạng này không tái diễn.
Không thể chấp nhận cứ vài năm, người dân lại đau xót vì bảo vật bị xâm hại bởi những lý do giời ơi đất hỡi rồi lỗi lầm chỉ có mấy người bảo vệ kém may mắn trong ca trực chịu trách nhiệm hoàn toàn được.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Bẻ gãy ngai vàng”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt

Làm việc không chỉ tròn vai

Khi bác sĩ “làm content”
Tin tức khác

Thua vì thực lực!

Chuyến tàu lượn cảm xúc của sĩ tử thi khối C

Thịt lợn C.P và những dấu hỏi

Khi khuôn mặt cũng là tài sản

Quảng cáo “nổ”, vấn đề không phải ở câu từ
