Bắt ép người lao động đi là dịp 30/4 bị phạt bao nhiêu tiền?

Bắt ép người lao động đi làm dịp 30/4 bị phạt bao nhiêu tiền?

Doanh nghiệp ép người lao động đi làm mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định.

Theo đó, trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 sắp tới, nhiều người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp, từ ngày 30/4 đến hết ngày 3/5 (nghỉ bù vào ngày thứ Hai do 1 ngày lễ trùng vào cuối tuần).

Vậy, nếu người lao động đi làm vào dịp này thì sẽ được trả lương như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào ngày lễ, Tết, trong đó có ngày 30/4 và 1/5. Trường hợp doanh nghiệp bố trí người lao động đi làm vào những ngày này thì phải tính trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động.

Cụ thể, người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm ít nhất bằng 300%, chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ảnh minh họa.

Bắt ép người lao động đi là dịp 30/4 bị phạt bao nhiêu tiền?

Bên cạnh đó, theo Điều 55 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số giờ làm thêm.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động. Theo đó, sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương được tính mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

Bắt ép người lao động đi là dịp 30/4 bị phạt bao nhiêu tiền?

Nhiều người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Bắt ép người lao động đi là dịp 30/4 bị phạt bao nhiêu tiền?

Nghỉ lễ, Tết là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động. Ảnh: T.Q

Vậy, nếu người lao động bị ép đi làm trong ngày nghỉ lễ thì doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Nghỉ lễ, Tết là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động. Trường hợp nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Theo đó, mức xử phạt được quy định tại Điều 14, Chương II, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP, ngày 22 tháng 08 năm 2013. Cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định.

2. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết theo các mức sau đây:

a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật Lao động.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Lao động hoặc quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

Như vậy, nếu doanh nghiệp yêu cầu đi làm trong những ngày nghỉ lễ sắp tới mà không trao đổi, thỏa thuận, thì người lao động có quyền từ chối và thậm chí là khởi kiện để đảm bảo quyền lợi của mình.

Bắt ép người lao động đi là dịp 30/4 bị phạt bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp ép người lao động đi làm mà không được sự đồng ý của họ là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định.

Bài viết: Ngọc Anh

Thiết kế: Minh Hằng

Khi Chủ tịch Phong dừng bắn pháo hoa Khi Chủ tịch Phong dừng bắn pháo hoa

Trưa nay (26/4), trong cuộc họp khẩn của UBND TP HCM bàn về phòng, chống dịch Covid-19 đang chực chờ những nguy cơ khó lường, ...

“Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần 10 chính thức bắt đầu “Trai xinh – Gái đẹp các khu công nghiệp” tuần 10 chính thức bắt đầu

Tạp chí điện tử Cuộc sống an toàn đã nhận được nhiều bức ảnh đẹp của các bạn công nhân trên cả nước trong 9 ...

Chuyển đổi số trong đào tạo thuyền viên thời Covid-19 Chuyển đổi số trong đào tạo thuyền viên thời Covid-19

Chuyển đổi số trong công tác đào tạo nhân lực hàng hải đang là vấn đề đặt ra trong bối cảnh nhân lực Việt Nam ...