Danh mục công việc được cho thuê lại lao động: Ngành Hàng hải có 4, Hàng không có 5

Theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, có 20 công việc được cho thuê lại lao động. Trong đó ngành Hàng hải có 4 nhóm công việc và ngành Hàng không có 5 nhóm công việc được phép cho thuê lại lao động.

Cho thuê lại lao động là một thực tế diễn ra trong quan hệ lao động nhiều năm nay. Bộ luật Lao động năm 2019 đã điều chỉnh nội dung này và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động đã dành Chương IV để quy định rõ về việc cho thuê lại lao động.

Cụ thể, Điều 12 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động (NLĐ), sau đó chuyển người lao động (NLĐ) sang làm việc và chịu sự điều hành của NSDLĐ khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp đã giao kết hợp đồng lao động.

Sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay là công việc được phép cho thuê lại lao động

Ảnh: ST

Danh mục công việc được cho thuê lại lao động: ngành Hàng hải có 4, hàng không có 5

Trong 20 công việc được thực hiện cho thuê lại lao động thì ngành Hàng hải có 4 vị trí đó là quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển.

Đối với ngành Hàng không có nhóm công việc gồm lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay; bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay; điều độ, khai thác bay; giám sát bay.

Nghị định cũng quy định rõ doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện ký quỹ tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Danh mục công việc được cho thuê lại lao động: ngành Hàng hải có 4, hàng không có 5

Một con tàu container chuẩn bị cập cảng

Tiền ký quỹ được sử dụng vào mục đích thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với NLĐ thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc bồi thường cho NLĐ thuê lại trong trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại vi phạm hợp đồng lao động với NLĐ thuê lại hoặc gây thiệt hại cho NLĐ thuê lại do không bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ thuê lại.


Sỹ quan làm việc trên tàu biển

Ảnh: ST

Danh mục công việc được cho thuê lại lao động: ngành Hàng hải có 4, hàng không có 5

Điều 21 của Nghị định, quy định một trong những điều kiện cấp giấy phép doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).

Thời hạn giấy phép cho thuê lại lao động tối đa là 60 tháng; được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng.

Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp: Chấm dứt hoạt động cho thuê lại lao động theo đề nghị của doanh nghiệp cho thuê lại; Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản; Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này; Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép; Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; Doanh nghiệp cho thuê lại có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp hoặc sử dụng giấy phép giả.

Danh mục công việc được cho thuê lại lao động: ngành Hàng hải có 4, hàng không có 5

Không nước nào xử lý vấn để Biển Đông khôn ngoan, hiệu quả như Việt Nam hiện nay

TS.Đỗ Lê Chi

Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép cho thuê lại lao động gồm:

a) Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại đối với trường hợp giấy phép bị mất;

c) Báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động của doanh nghiệp theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Bản sao hợp đồng cho thuê lại lao động đang còn hiệu lực đến thời điểm đề nghị thu hồi giấy phép.

Bài viết: Lê Thọ Bình

Ảnh: Lê Thọ Bình